Bí mật của Nicolas Flamel bất tử – Michael Scott

Bản gốc tiếng Anh có 6 phần nhưng ở VN mình mới dịch được 3 phần: Nhà giả kim, Pháp Sư và Nữ Pháp sư

2 chị em sinh đôi nhà Newman: Sophie và Josh “tình cờ” dính vào 1 vụ đánh nhau của những “người bất tử” để giành giật một cuốn sách mang tên Codex. Phía tấn công, tiến sĩ John Dee chiếm được cuốn sách nhưng bị Josh xé mất 2 trang quan trọng nhất. Thiếu 2 trang đó thì Dee sẽ không thể đưa các chủ nhân của mình, những Elder đen tối quay về thống trị trái đất được  Ngay sau đó Josh và Sophie được biết người sở hữu cuốn sách bị mất là Nicolas Flamel một nhà giả kim vĩ đại trong lịch sử và ông mới có 7-8 trăm tuổi thui  Flamel bắt đầu hành trình đưa 2 chị em trốn chạy khỏi sự truy đuổi của Dee (để lấy 2 trang sách kia). Trong lúc trốn chạy thì Sophie và Josh bàng hòang khi từng bước phát hiện ra nhiều điều bí mật mà xưa nay k ai biết: về những ngời bất tử, các phép thuật, những giống loài kinh dị tưởng như chỉ có trong truyền thuyết … Và trên mọi sự ngạc nhiên, họ đc Flamel cho biết rằng, cuốn Codex đã viết về 2 người sinh đôi sẽ có thể cứu hoặc hủy diệt thế giới và đó chính là họ. Flamel đưa Sophie và Josh đi gặp nhiều nhân vật khác để giúp đánh thức năng lượng tiềm ẩn trong người họ cũng như học các loại pháp thuật…

trong truyện chúng ta sẽ dần dần được gặp những nhân vật nổi tiếng lịch sử như Jean de Arc nay còn sống và đã lấy Saint Germain  Hay chúng ta gặp một học trò của Flamel là William … Shakespeare  tất cả đều còn sống và tham gia vào cuộc chiến này …

Một cuốn sách khá thú vị, đặc biệt với những ai thich1 pháp thuật hay có kiến thức cơ bản về các nhân vật lịch sử phương Tây  (k có cũng chả seo :p)

Truy tìm sự thật – The Whole Truth – David Baldacci

“Dick, tôi muốn có 1 cuộc chiến”

Chỉ 1 câu nói đơn giản từ Nicolas Creel, tỷ phú giàu thứ 14 thế giới với 21tỷ USD trong tài khoản và là Tổng giám đốc công ty vũ khí quốc phòng Ares, với Dick Pender giám đốc 1 công ty PM (perception manage – Điều chỉnh nhận thức) và thế là thế giới chuẩn bị có một đại thế chiến thứ 3.

Một ngày nọ trên mạng xuất hiện 1 video clip từ 1 người Nga ngố có tên là Konstantin với nội dung đại khái như sau: “Khi bạn xem clip là a ta đã chết roài, a ta chết vì biết 1 số bí mật về việc chính phủ Nga đang có âm mưu thống trị thế giới với vũ khí hạt nhân của mình …. blah blah” Và trong khi cả thế giới đang nháo nhác vì video đó thì lại xuất hiện trên mạng hồ sơ, hình ảnh của hàng chục ngàn người Nga bị thảm sát :unsure: . Chính phủ Nga 1 mặt thì phủ nhận mọi thông tin trên, 1 mặt lại hăm dọa cả thế giới theo kiểu “thằng nào k tin là tao vô tội thì tao đánh chết cha thằng đó 😆 ” .

Truy tìm sự thật - The Whole Truth

Shaw, một người đàn ông không có họ, không có nguồn gốc, không gia đình đang thực hiện nhiều nhiệm vụ bí mật kiểu MI cho một tổ chức an ninh bí mật :p Trong 1 lần làm nhiệm vụ ở Berlin anh quen với Anna, một cô gái rất giỏi. Và tình yêu của Shaw với Anna khiến a quyết định rời bỏ tổ chức của mình để nghỉ hưu. Thế nhưng các sếp trong tổ chức kia hoàn toàn không muốn mất đi nhân viên xuất sắc nhất của mình nên đã dùng nhiều thủ đoạn để giữ Shaw lại….

Katie James, một nữ phóng viên từng đoạt 2 giải Pulitzer nhưng nay đã hết thời do chứng nghiện rượu tình cờ gặp Shaw và Anna khi họ ở Ireland….

Là một nhà nghiên cứu về các vấn đề vĩ mô trên thế giới. Anna chợt nhận thấy trong vụ việc Konstantin kể trên có nhiều điều còn mơ hồ chưa rõ ràng và cô quyết định bắt tay vào tìm hiểu sâu thêm về vấn đề này…

Và rồi chiến tranh thế giới thứ 3 chuẩn bị nổ ra khi trên ở London người ta phát hiện ra 1 vụ thảm sát do người Nga thực hiện sau khi Nga phát hiện ra ở London có 1 cty đứng đằng sau vụ dựng chuyện về Konstantin để lừa Nga vào thế chống cả thế giới :blink: Tất cả nhân viên của cty này đều bị “đồ sát”.

Giữa 1 mớ bòng bong trên, đâu là sự thật. Một bài toán lớn mà người đọc thì nhìn thấy sự thật từ đầu roài đó, nhưng con đường truy tìm sự thật của các nhân vật chính mới thật là chông gai. Một cuốn truyện đáng xem 😎

Về mặt dịch thuật: Truyện này bản dịch khá ư là ổn, trừ 1 vài chỗ mà nếu ng đọc tinh ý sẽ thấy ng dịch bị sai như là khi nói về các Sơ ở nhà dòng thì tiếng Anh ghi Sister, tiếng Việt dịch thẳng là Chị 😀 Hay là khi nói về belt là nói về dây lưng quần thì dịch nhầm là đai an toàn của ô tô. Nhưng thực ra các điểm đó k quan trọng vì k ảnh hưởng lắm đến truyện 🙂 Một loại lỗi quá nhỏ 😀

Phòng ngừa bị cuốn ra xa bờ khi tắm biển

Phòng ngừa bị cuốn ra xa bờ khi tắm biển

Khi đi biển có những mối hiểm họa gây chết người. Điều quan trọng đầu tiên là chúng ta nên tắm biền ở những bãi tắm có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và tắm trong những khu vực được báo hiệu an toàn. Ngoài ra, trước khi cho con mình xuống biển, chúng ta cẩn quan sát bãi biển để tìm dòng chảy xa bờ
(rip current) cũng như ước lượng độ dốc và độ sâu của bãi biển.
Dòng chảy xa bờ
Dòng chảy xa bờ –  “rip current”. Đây là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Sóng biển luôn đánh và đưa nước vào bờ, nhưng khi nước biển được đưa vào bờ thì chúng tập hợp lại thành một dòng đi ngược ra biển. Dòng nước biển đi từ bờ ra biển này được gọi là rip (hay rip current).

Hình ảnh trên cho thấy một dòng chảy xa bờ. Trong thí nghiệm này, người ta rắc chất màu sát bờ biển và thấy chất màu bị kéo ra xa bờ, chứng tỏ nơi đó dòng nước đi ngược từ bờ ra biển. Chúng ta cũng thấy nơi dòng nước đi từ bờ ra biển là vùng nước lặng, hầu như không có sóng. Dòng nước ngược này có thể ổn định không thay đổi trong suốt cả tháng hoặc cả năm, tuy nhiên chúng cũng có thể liên tục thay đổi mỗi vài giờ. Ở một số bãi biển, dòng nước ngược này không đi hướng ta biển mà chạy dọc theo bờ biển.

Vì sao cần phải nhận biết dòng chảy xa bờ trước khi xuống biển?

Dòng chảy xa bờ là được xem là một trong những nguy hiểm hàng đầu trên bờ biển. Nó cũng là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp cứu nạn và chết đuối khi tắm biển. Dòng chảy xa bờ được ví như một dòng sông nhỏ sẽ cuốn tất cả những gì rơi vào nó xa khỏi bờ và đưa thẳng ra biển.

Vận tốc trung bình dòng chảy có thể thay đổi từ 0,5 m/giây đến 1m/giây, khi đó không ai có khả năng bơi ngược nó để vào bờ. Có khi do những thay đổi đột ngột của sóng biển, vận tốc dòng chảy xa bờ có thể lên đến 2,5 m/giây, nhanh hơn cả vận tốc bơi của một vận động viên bơi lội Olympic! Dòng chảy xa bờ thường hẹp, có chiều ngang khoảng từ 1-3 mét. Tuy nhiên, có khi dòng chảy xa bờ rộng đến cả chục mét.

Dòng chảy xa bờ có thể cực kỳ nguy hiểm vì nó kéo người biết bơi ra xa bờ làm cho người biết bơi kiệt sức hoảng loạn rồi chết đuối do kiệt sức khi cố bơi ngược dòng chảy xa bờ. Đối với người không biết bơi, dòng chảy xa bờ có thể kéo người đó ra chỗ sâu hơn dù người đó đang đứng ở mực nước ngang hông. Khi đó người không biết bơi sẽ hoảng loạn và có thể chết đuối.

Mặt nước nơi có dòng chảy xa bờ thường lặng, ít sóng nên thường làm cho người ta hiểu lầm đó là nơi an toàn. Người ta sẽ di chuyển sang tắm nơi đó thay vì tắm nơi có biển báo an toàn. Khi người tắm biển bơi vào dòng chảy xa bờ đó, ngay lập tức họ sẽ có thể bị cuốn trôi ra biển. Do đó, khi tắm biển, chúng ta cần nhớ rằng vùng nước lặng không có nghĩa là vùng nước an toàn.

Trong hình trên đây, nơi có sóng bạc đầu là nơi dòng nước đi từ biển vào gần bờ. Nếu chúng ta tắm biển nơi có sóng bạc đầu (breaking waves) thì sẽ được sóng đánh đưa vào bờ. Tuy nhiên nếu chúng ta di chuyển vào tắm chỗ lặng sóng (giữa hai mũi tên) là rơi vào dòng chảy xa bờ. Dòng sông nhỏ này sẽ lập tức kéo phăng chúng ta ra xa khỏi bờ và đưa thẳng ra biển. Như vậy, vùng có sóng không phải là vùng nguy hiểm mà vùng lặng sóng mới chính là vùng nguy hiểm.


Một ví dụ khác như hình trên đây. Vùng không có sóng bạc đầu chính là dòng chảy xa bờ. Vùng này rất nguy hiểm dù chúng lặng sóng. Khi chúng ta đi vào vùng này, chúng ta có thể bị bị dòng chảy xa bờ cuốn trôi ra biển.

Làm thế nào để nhận ra dòng chảy xa bờ?

Trước khi xuống biển, bạn nên dành khoảng 5-10 phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ trên bờ biển mà bạn sắp xuống tắm.

Bạn có thể nhận ra dòng chảy xa bờ nhờ những đặc điểm sau đây:

  • Dòng chảy xa bờ có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn;
  • Dòng chảy xa bờ có mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn;
  • Đôi khi chúng ta có thể thấy các mảnh vỡ hay bọt nước nổi trên mặt dòng chảy xa bờ và trôi ra biển.
Cách thoát ra khỏi dòng chảy xa bờ
Các khảo sát cho thấy dòng chảy xa bờ không kéo người ta xuống nước. Dòng chảy xa bờ chỉ kéo người bơi ra xa bờ và thường sẽ đưa người bơi vào vùng có sóng bạc đầu (breaking waves) và sóng sẽ đưa người đó lại vào bờ. Tuy nhiên người ta thường chết đuối khi rơi vào dòng chảy xa bờ vì bản năng tự nhiên khiến người biết bơi bơi ngược dòng chảy xa bờ để vào bờ khiến người đó mau chóng kiệt sức rồi chết đuối. Bên cạnh đó, sự hoảng loạn khiến người bơi không còn khả năng phán đoán chính xác.

Dòng chảy xa bờ có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào, không phải chỉ khi có sóng lớn. Khi sóng to thì vận tốc dòng chảy xa bờ cũng nhanh hơn gây nguy hiểm hơn cho người bơi. Tuy nhiên, khi đó thường ít có người xuống biển tắm vì e ngại sóng to. Vào những ngày sóng không lớn, trái lại, người ta thường chết đuối nhiều hơn vì có nhiều người xuống biển tắm. Khi thấy sóng không quá to người ta thường chủ quan và không quan tâm đến dòng chảy xa bờ. Điều quan trọng khi bị rơi vào dòng chảy ra bờ là tuyệt đối không được cố bơi ngược dòng chảy xa bờ để vào bờ.

Lời khuyên của chuyên gia:
khi chúng ta bị rơi vào dòng chảy xa bờ:
  • Bình tĩnh. Không hoảng loạn;
  • Không cố bơi ngược dòng chảy xa bờ;
  • Đối với người bơi giỏi: nếu bạn tự tin, hãy bơi song song với bờ biển, thường sẽ hướng đến chỗ vùng có sóng bạc đầu và nhờ sóng đưa bạn trở lại vào bờ;
  • Đối với người bơi yếu: bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp;
  • Nếu dòng chảy xa bờ yếu đi, cố gắng bơi song song với bờ biển để đến chỗ có sóng bạc đầu nhờ sóng đưa bạn vào bờ;
  • Một lần nữa, bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.
Để giảm nguy cơ rơi vào dòng chảy xa bờ, bạn cần phải có những hiểu biết về chúng, biết cách nhận dạng và không nên bơi trong hoặc gần dòng chảy xa bờ. Bạn nên tắm biển ở những bờ biển có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và bơi ở  vùng an toàn (ở Úc là vùng giữa cờ đỏ và cờ vàng). Bạn cần quan sát các chỉ báo an toàn và nếu cần thì nên trao đổi với nhân viên cứu hộ để biết đặc điểm bờ biển mà bạn sắp xuống tắm. Ngoài ra bạn cũng cần biết bơi và không nên bơi một mình. Nếu bạn không chắc thì không nên xuống biển tắm.

Lời kết

Trước khi tắm biển, chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm và độ an toàn của bãi biển mà chúng ta sắp xuống tắm. Chúng ta cần dành vài phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ và không nên bơi gần những vùng đó. Khi chẳng may rơi vào dòng chảy xa bờ, chúng ta cần bình tĩnh tìm cách thoát ra khỏi dòng chảy đó bằng cách bơi song song với bờ biển hoặc bơi vuông góc với dòng chảy xa bờ để vào vùng có sóng bạc đầu để nhờ sóng đưa chúng ta vào bờ. Tuyệt đối không nên bơi ngược dòng chảy xa bờ và luôn nhớ là vùng bờ biển lặng sóng
không có nghĩa là nơi đó an toàn.

Chúng ta hãy cùng nhau phổ biến kiến thức về dòng chảy xa bờ này đến mọi người để cùng nhau tắm biển một cách an toàn.

Trắc nghiệm:

Các bạn hãy chỉ ra dòng chảy xa bờ thấy được trên hình sau đây

Trích từ http://eboi.vn/Default.aspx?Mod=ViewNews&CateID=229&NewsID=1386

Thác Yang Bay

Thác Yang Bay nằm trong khu vực buôn Y Bay, xã Phước Thượng, huyện miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Từ Nha Trang, đi theo đường đến huyện Khánh Vĩnh, còn 4km tới thị trấn thì gặp xã Sông Cầu, theo bảng chỉ dẫn có con đường rẽ trái tiếp tục đi gần 5km nữa thì đến thác Yang Bay.

Yang Bay theo cách gọi của người dân tộc Raglai có nghĩa là “thác trời”. Để mở con đường đến thác, có đoạn phải xẻ đôi núi ra khiến quang cảnh chung quanh thêm hấp dẫn. Thác từ trên cao, chen trong cánh rừng đại ngàn tạo ra những dốc thác khác nhau, mỗi dốc thác lại có nhiều hồ lớn nhỏ, nước trong veo. Kết thúc cuộc hành trình của thác là một thác nhỏ với độ cao 10m trải dần xuống, chân thác là một hồ nước cạn, rộng mênh mông, có thể nhìn thấy lớp cát đá bên dưới.

Nhưng sự hấp dẫn của Yang Bay còn ở ý tưởng chinh phục. Nhiều người đi trước đã tạo ra con đường nhô lên cao dần, phải vượt qua những mỏm đá cheo leo để đi lên đỉnh. Những người ít thích mạo hiểm thì không vượt thác mà vượt qua “hồ của thác”. Hồ nước sạch, nước chỉ lưng chừng nửa mét. Xắn quần vượt qua là bước vào thế giới của đại ngàn bờ bên kia. Nơi đó có những cây đại thụ che rợp mát, dưới bóng cây là thảm lá rụng.

Hiện nay, một đập tràn dài 30m đã được xây xong, tạo con đường băng qua thác và tạo ra một hồ bơi khá lý tưởng với độ sâu trung bình 1,2m, đảm bảo an toàn cho những ai chưa biết bơi. Ngoài ra cánh rừng bên kia thác cũng được chăm sóc để đẹp hơn và an toàn hơn cho những chuyến dã ngoại của du khách.

Dọc đường đi vô thác Yang Bay

Photo: a l l i n from http://www.flickr.com/photos/allin990/4394458611/

Những tấm hình thể hiện sự vui tính của nhiếp ảnh gia

Người chụp ảnh phải kỳ công sắp đặt hoặc đôi khi kiên nhẫn chờ đợi hàng giờ chỉ để cho ra đời được một bức hình vui nhộn đúng như mong đợi.

Hai mặt. Ảnh: JFPhotography/DeviantArt.
Thôi xong! Ảnh: Catman-suha/DeviantArt.
Mèo vờn chuột. Ảnh: Mister-E/Flickr.
Mẹ về. Ảnh: Peachygreen.
Thế này mới gọi là chụp ảnh cận cảnh. Ảnh: Peachygreen.
Đồng điệu. Ảnh: Peachygreen.
Sóc Kung-fu. Ảnh: Peachygreen.
“Người đẹp” và con cóc. Ảnh: Peachygreen.
Chân ai to thế? Ảnh: Robert Friel/DelightNature.
Hạnh phúc quá. Ảnh: Sommarvind/DeviantArt.
Còn mình thì chán đời. Ảnh: Gismonda999/DeviantArt.
Trên đó có gì thú vị không? Ảnh: Trigger6cubed/Flickr.
Cười lên nào. Ảnh: Trigger6cubed/Flickr.
Điều kỳ diệu. Ảnh: KevLewis/DeviantArt.
Những tên trộm hãy tránh xa, tôi có camera đấy. Ảnh: Katzilla13/DeviantArt.
Sợ quá. Ảnh: Photobucket.
Ra chỗ khác đi. Ảnh: Ickylust/DeviantArt.
Hào quang. Ảnh: Trigger6cubed/Flickr.
Thật bất ngờ. Ảnh: Weddingssc2/Flickr.
Sức mạnh của nụ hôn. Ảnh: Ryan Brenizer/Flickr.
Đau quá. Ảnh: Trigger6cubed/Flickr.

sỰ rA đỜI cỦA đIỆN ảNH

Theo sách Kỷ lục Guinness thì cuốn phim ghi lại hình ảnh chuyển động đầu tiên còn được biết tới ngày nay là đoạn phim Roundhay Garden Scene được quay với tốc độ 12 khung hình trên giây tại LeedsAnh năm 1888. Đây là thử nghiệm của nhà phát minh người Pháp Louis Le Prince.

Sau đó 5 năm, năm 1893, tại Hội chợ thế giới tổ chức tại ChicagoHoa Kỳ,Thomas Edison đã giới thiệu với công chúng hai phát minh mang tính đột phá làKinetograph, một dạng máy ghi lại hình chuyển động, và Kinetoscope, một thiết bị bao gồm các cuộn phim celluloid (phát minh của William Kennedy Laurie Dickson, kỹ sư trưởng trong phòng thí nghiệm của Edison) được quay bằng một động cơ, người xem khi ghé mắt vào một kính lúp sẽ nhìn thấy các hình ảnh chuyển động nhờ sự chiếu sáng của một ngọn đèn phía sau các cuộn phim. Tuy vậy Edison có lẽ chỉ coi phát minh quan trọng này là một thiết bịgiải trí đơn giản, ông không tiếp tục phát triển nó và bỏ lỡ cơ hội lịch sử trở thành cha đẻ của ngành điện ảnh.

Năm 1895 tại LyonPháp, anh em Auguste và Louis Lumière đã phát minh racinématographe (máy chiếu phim), một thiết bị ba trong một bao gồm máy quay, bộ phận in tráng và máy phóng hình. Ngày 22 tháng 3 năm 1895, tại Salon Indien (Phòng khách Ấn Độ) nằm dưới tầng hầm của quán cà phê Grand CaféParis, hai người đã tổ chức buổi trình chiếu có bán vé đầu tiên[1]. Khán giả tham dự buổi chiếu được xem một chuỗi chừng 10 đoạn phim ngắn quay cảnh sinh hoạt thường ngày. Trong số này có bộ phim mà về sau trở nên nổi tiếng La Sortie de l’usine Lumière à Lyon (Buổi tan ca của nhà máy Lumière ở Lyon), được quay vào mùa hè năm 1895, ghi lại cảnh các công nhân rời khỏi nhà máy của nhà Lumière ở Lyon. Buổi chiếu này được coi là ngày khai sinh của điện ảnh cả với tư cách một môn nghệ thuật – nghệ thuật thứ bảy, cả với tư cách một ngành công nghiệp – công nghiệp điện ảnh. Một thời gian ngắn sau đó, các phương tiện chiếu hình chuyển động khác cũng liên tục được phát minh. Ở Mỹ, Edison cho ra đời loại máy có tên Vitascope, còn ở BerlinĐức, anh em Max và Emil Skladanowsky giới thiệu loại máy Bioscop.

Điện ảnh nhanh chóng trở thành một thứ giải trí mới lạ và quầy chiếu phim trở thành một gian hàng không thể thiếu tại các hội chợ lớn. Tại đó người ta thường trình chiếu các đoạn phim ngắn dưới một phút, mô tả những cảnh sinh hoạt thường nhật hoặc các hoạt động thể thao. Mặc dù các bộ phim chưa hề được biên tập, chú ý tới các góc quay hay đơn giản là chưa hề có đạo diễn, những bộ phim này vẫn được ưa chuộng và tạo điều kiện để điện ảnh phát triển mạnh mẽ trong thế kỉ sau đó.

Bi hài chuyện “giải quyết nỗi buồn” ngoài không gian

Ngay từ những chuyến du hành đầu tiên đã có hàng loạt những thiết kế nhà vệ sinh cho các nhà du hành, từ tả giấy dành cho người lớn đến các hệ thống toilet phức tạp có thể chuyển hóa nước tiểu thành nước uống. Trải qua lịch sử du hành không gian, mỗi phi thuyền đều được lắp đặt toilet cho riêng mình, tuy nhiên cũng có không ít trở ngại trong việc “giải quyết nỗi buồn” như toilet bị hỏng, hay việc chia sẻ nhà vệ sinh trong lúc nhiều người cùng “mắc kẹt”…

Ngay cả khi ở ngoài không gian, các phi hành gia vẫn phải ăn, ngủ và vào toilet.
Ngay cả khi ở ngoài không gian, các phi hành gia vẫn phải ăn, ngủ và vào toilet.

1. Sự cố lịch sử của Shepard

Alan B. Shepard.
Alan B. Shepard.

Sau này, khi các chuyến bay kéo dài hơn, các kỹ sư phải thiết kế trang thiết bị nhà vệ sinh để phục vụ các phi hành gia. Để có thể hoạt động ở môi trường không trọng lực, những toilet này được trang bị một đai nịt quanh người, 2 tay cầm và thiết bị giữ bàn chân để các phi hành gia không bị trôi nổi khi đang “giải quyết” nửa chừng. Và vì không có trọng lực nên bên dưới bồn cầu được gắn 1 cái quạt để hút chất chải xuống thùng chứa. Sau đó, một thiết bị lọc sẽ khử mùi trước khi không khí được đưa trở lại cabin.

Alan B. Shepard là người Mỹ đầu tiên bay vào không gian vào ngày 5/5/1961. Chuyến bay dự kiến chỉ kéo dài 15 phút, tuy nhiên do sự cố thời tiết và trục trặc kỹ thuật, Shepard đã phải ở lại ngoài không gian đến 4 tiếng. Trong khoảng thời gian này, Shepard đã cố kìm nén “tiếng gọi của thiên nhiên” nhưng cuối cùng đành đầu hàng, và ông đánh điện về trạm kiểm soát với nội dung: “Tôi phải đi tè”. Điện trả lời từ trung tâm: “Không thể!” Không còn lựa chọn nào khác, cuối cùng Shepard phải “giải quyết nỗi buồn” của mình ngay trong bộ đồ phi hành gia.

2. Nước tiểu đóng băng bên ngoài tàu con thoi Discovery

Tàu Discovery.
Tàu Discovery.

Trong nhiệm vụ không gian của tàu con thoi Discovery, hệ thống thoát nước thải của tàu bị hỏng làm cho nước thải đóng thành một cột băng rất to bên ngoài thân tàu. Phi hành đoàn lo ngại cột băng này có thể gãy ra trên đường trở về, làm hư hại đến lớp vỏ cách nhiệt bảo vệ bên ngoài thân tàu nên họ quyết định dùng cánh tay robot để bẻ nó đi. Cuối cùng thì lớp bảo vệ đã được an toàn, nhưng cả đoàn không còn lựa chọn nào khác đành phải khóa hệ thống thu nước tiểu trên tàu. Kết quả là toàn độ phi hành đoàn phải sinh hoạt trong suốt 6 ngày nữa ngoài không gian mà không có toilet.

3. Mặc toilet vào người

Các kỹ sư Nhật là người mang công nghệ của thế kỷ 21 vào toilet cho phi hành gia.
Các kỹ sư Nhật là người mang công nghệ của thế kỷ 21 vào toilet cho phi hành gia.

Cơ quan Thám hiểm Không gian Nhật Bản (JAXA) đã phát triển được 1 hệ thống toilet có thể mặc vào người – giống như tả giấy công nghệ cao. Nếu được trang bị loại toilet hiện đại này, các phi hành gia sẽ không cần phải tốn thời gian ra vào toilet nữa vì họ lúc nào cũng mang nó bên mình rồi. Loại toilet này chứa các cảm biến dò chuyển động, khi dò thấy những cử động báo hiệu phi hành gia sắp cần đi toilet, nó sẽ tự động kích hoạt một bộ phận hút giúp tải chất thải ra ngoài. Sau khi “xong việc”, các thiết bị khác sẽ tự động rửa và sấy khô toilet di động này. Nó cũng khử mùi và những ”âm thanh khó chịu” trong quá trình “giải quyết”, vì thế phi hành gia có thể tự nhiên đi toilet ở chốn đông người mà không lo bị phát hiện.

JAXA dự tính sẽ cho sử dụng thử mẫu đầu tiên trên buồng nghiên cứu của Nhật trên trạm ISS.

4. Đi vào túi

Công cụ để giải quyết “nỗi buồn lớn” trên Apollo.
Công cụ để giải quyết “nỗi buồn lớn” trên Apollo.

Chương trình Apollo của NASA đưa người lên mặt trăng đã có một thiếu sót nghiêm trọng – vấn đề “giải quyết nỗi buồn” cho các phi hành gia. Khi cảm thấy “nỗi buồn nhỏ”, họ phải đeo một dụng cụ gần giống hình dạng của bao cao su được nối với một ống dẫn nước thải ra phía ngoài tàu. Nhưng thiết bị này hết sức “thô sơ” và thậm chí gây đau đớn khi sử dụng – nếu họ mở van quá sớm trước khi “đi”, máy hút sẽ hút luôn bộ phận sinh dục vào ống; còn khi họ “đi” xong thì ống thường bị hở và phun luôn nước tiểu vào khoang tàu, và ở trạng thái không trọng lực thì bạn cũng có thể tưởng tượng được chuyện gì xảy ra với những thành viên khác của phi hành đoàn. Nhưng sự cố này còn chưa thấm vào đâu so với khi họ phải “giải quyết nỗi buồn lớn”. Lúc này họ phải đeo một cái túi vào “chỗ cần đeo”; khi ”bắt đầu”, họ phải thò tay vào trong túi và tóm lấy bất kể thứ gì có trong đó (vì không có trọng lực hỗ trợ), mở một cái túi khác chứa chất tẩy trùng và trộn mọi thứ lại với nhau. Phi hành đoàn Apollo 7 để lại kinh nghiệm như sau: “Khi cần đi toilet, hãy cởi trần, cần khoảng 1 tiếng đồng hồ, và phải chuẩn bị thật nhiều khăn giấy”.

5. Nước tiểu thành nước uống

3 phi hành gia đang uống “nước lọc” trên trạm ISS vào tháng 5/2009.
3 phi hành gia đang uống “nước lọc” trên trạm ISS vào tháng 5/2009.

Năm 2008, NASA tuyên bố chi 250 triệu đôla để xây dựng toilet trên không gian. Mặc dù với cái giá cắt cổ này, toilet của họ không phải được xây bằng vàng khối mà nó có một tính năng khá lạ lùng – biến nước tiểu thành nước uống. Hệ thống xử lý nước đắt đỏ này không chỉ lọc nước tiểu mà nó còn có thể lọc cả mồ hôi và hơi ẩm từ những chiếc khăn tắm thành nước uống. Nếu bạn thấy hồ nghi với ý tưởng uống nước tiểu (đã được tinh lọc) thì NASA đã chính thức tuyên bố rằng loại nước này còn sạch hơn cả nước từ vòi nước nhà bạn; hơn nữa thiết bị có thể lọc đến 7 tấn nước mỗi năm.

6. Sự quyến rũ của nước tiểu

Mưa sao băng rất đẹp, nhưng các phi hành gia nói rằng nước tiểu khi thải ra ngoài không gian sẽ tạo ra cảnh tượng còn đẹp hơn.
Mưa sao băng rất đẹp, nhưng các phi hành gia nói rằng nước tiểu khi thải ra ngoài không gian sẽ tạo ra cảnh tượng còn đẹp hơn.

Mùa thu năm 2009, một số người ngắm sao rất ngạc nhiên khi biết rằng một cảnh tượng lộng lẫy họ quan sát được trên bầu trời lại là một loạt nước tiểu được tàu không gian thải ra. Vì các tàu không gian chỉ có thể mang một trọng lượng nhất định nên định kỳ các phi hành gia phải dọn dẹp các thùng chứa và phóng thích chất thải ra ngoài không gian. Khi nước tiểu được thải ra ngoài, nó ngay lập tức bị đóng băng tạo thành một đám mây với khoảng 10 triệu tinh thể đá. Khi mặt trời chiếu đến những tinh thể này và biến chúng thành hơi nước sẽ tạo nên một cảnh tượng rất tráng lệ.

  • Đỗ Quyên (Theo HSW)